Nguồn gốc Chụp ảnh bằng bồ câu

Four-year-old homing pigeon that made 15 ascents in a balloon[1]

Các không ảnh đầu tiên được nhà khinh khí cầu Nadar chụp năm 1858; năm 1860 James Wallace Black chụp các bức ảnh hàng không cổ nhất còn tồn tại cũng từ khí cầu.[2] Khi kỹ thuật chụp ảnh phát triển hơn thì vào cuối thế kỷ 19, một số người đi đầu trong lĩnh vực này đã đặt các máy ảnh trên những vật thể biết bay mà không có người lái. Vào thập niên 1880, Arthur Batut đã thí nghiệm chụp ảnh trên không bằng diều. Những người khác cũng làm theo ông, và các ảnh chất lượng cao về Boston được William Abner Eddy chụp bằng phương pháp này năm 1896 đã trở nên nổi tiếng. Amedee Denisse trang bị trên pháo thăng thiên một máy ảnh và một dù năm 1888, trong khi đó Alfred Nobel cũng sử dụng phương pháp chụp ảnh bằng pháo thăng thiên năm 1897.[3][4]

Bồ câu nuôi đã được sử dụng rộng rãi để chụp ảnh trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cho cả hai loại bồ câu đưa thư cũng như bồ câu dùng trong chiến tranh. Trong chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870, bồ câu đưa thư nổi tiếng của Paris đã mang đến 50.000 microfilmed bức điện tín trong một chuyến đi từ Tours vào thủ đô bị bao vây. Tổng cộng có 150.000 bức điện tín cá nhân và công văn đã được giao phát.[5] Trong một thí nghiệm năm 1889 của Hiệp hội Kỹ thuật Hoàng gia Nga ở Saint Petersburg, chỉ huy trưởng của khinh khí cầu Nga đã chụp các ảnh hàng không từ khí cầu và gởi các âm bản xuống mặt đất bằng bồ câu đưa thư.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chụp ảnh bằng bồ câu http://cpascans.canalblog.com/archives/2009/06/11/... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=AT43... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=DE20... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=FR39... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=GB19... http://books.google.com/books?id=FAbOAAAAMAAJ http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k1108455 http://www.archive.org/details/dieluftschiffah02hi... http://www.papainternational.org/history.html http://www.webcitation.org/5vek5CdAn